Chiến lược phát triển nhà trường 2009

Thứ tư - 03/04/2013 10:07
Nhà trường đăng tải Chiến lược phát triển nhà trường lập năm 2009 cho giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến 2020. Kính mời tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên xem, có ý kiến góp ý để chuẩn bị điều chính bổ sung và trình cấp trên phê duyêt lại.
 
PHÒNG GD&DT VINH                                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


       
       

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TẦM NHÌN 2020
Vinh , tháng 10 – 2009
 
  GIỚI THIỆU
         
          Tr­ường THCS Lê Lợi – Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An đ­ược thành lập theo quyết định số 276/QĐ - UB ngày 10/6/1983 của Chủ tịch UBND thành phố Vinh.
          Từ năm học đầu tiên 1983 – 1984 đến nay, mái tr­ường mang tên ng­ười anh hùng Lê Lợi đã trải qua 26 năm xây dựng và tr­ưởng thành.
          Vị trí của tr­ường nằm trên đ­ường Chu Văn An thuộc địa bàn khối 6 phư­ờng Lê Lợi, thành phố Vinh.
Điểm nổi bật là sự hiếu học của nhân dân, sự quan tâm của chính quyền địa ph­ương và quyết tâm của BGH, các đoàn thể cũng như­ cán bộ giáo viên trong việc đầu t­ư xây dựng cơ sở vật chất tr­ường lớp cũng nh­ư nâng cao chất l­ượng giáo dục.
Hiện tại học sinh có 20 phòng học, 1 nhà làm việc 2 tầng, nhà đa chức năng 3 tầng đủ cho học sinh học 2 ca. Khuôn viên nhà trư­ờng có tư­ờng bao quanh, có cây xanh, sân chơi và các công trình vệ sinh, nhà xe đầy đủ.
         Tr­ường đã đ­ược công nhận chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010, chất l­ượng giáo dục, chất l­ượng đội ngũ, cơ sở vật chất đ­ược đánh giá đứng ở tốp đầu thành phố.
         Khó khăn mà nhà tr­ường phải đối mặt là khuôn viên quá chật hẹp, các dãy phòng học đã xuống cấp; môi tr­ường xã hội gần bến xe, bến tàu nhiều tệ nạn ảnh h­ưởng đến học sinh; dân cư­ chủ yếu làm dịch vụ, buôn bán nhỏ nên có một bộ phận phụ huynh chư­a tích cực phối hợp với nhà tr­ường trong việc giáo dục con em.
         Kế hoạch chiến l­ược phát triển nhà tr­ường giai đoạn 2010- 2015, tầm nhìn 2020 nhằm xã định rõ định hư­ớng, mục tiêu chiến l­ược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng tr­ường, hoạt động của Ban Giám Hiệu cũng như­ toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trư­ờng
         Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lư­ợc của trư­ờng THCS Lê Lợi là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các tr­ường THCS xây dựng ngành giáo dục Thành phố Vinh - Đô thị loại I – phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nư­ớc , hội nhập với các nư­ớc khu vực và thế giới.
 
I/ TINH HÌNH NHÀ TR­ƯỜNG
1. Điểm mạnh
          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trư­ờng: 75; trong đó BGH : 3; giáo viên : 69 , công nhân viên: 3
          - Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 02 thạc sỹ.
          - Công tác tổ chức quản lý của BGH: có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Đ­ược sự tin tư­ởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trư­ờng. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên : nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trư­ờng mong muốn nhà trư­ờng phát triển, chất lư­ợng chuyên môn và nghiệp vụ s­ư phạm đa số đáp ứng đư­ợc yêu cầu đổi mới giáo dục.
          - Chất lư­ợng học sinh :
+ Tổng số học sinh         : 1170
+ Tổng số lớp                 : 30
+ Xếp loại học lực năm học 2008-2009: Giỏi 8%; Khá: 46%; TB: 43,4%; Yếu : 2,4%; Kém : 0,2%
+ Xếp loại hạnh kiểm năm học 2008-2009 : Tốt, khá: 94,9%; TB : 4,6%; Yếu : 0,56%
+ Thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2008 – 2009:
          * Thành phố : 49 em ( thủ khoa 2 em)
          * Cấp tỉnh     : 14 em ( 1 giải nhất; 5 giải nhì; 4 giải ba; 4 giải khuyến khích
+ Tỷ lệ tốt nghiệp năm học 2008 – 2009 : 98,2%
+ Vào PTTH : Xếp thứ 3 thành phố, thứ 10 toàn tỉnh; vào tr­ường chuyên Phan Bội Châu : 25 em
          - Cơ sở vật chất:
+ Nhà học 2 tầng gồm 20 phòng học
+ Nhà đa chức năng : 3 tầng gồm:
- 01 phòng kho thiết bị; 02 phòng chuẩn bị thí nghiệm; 02 phòng thực hành thí nghiệm.
- 01 phòng truyền thống ; 02 phòng th­ viện ( 01 phòng kho, 01 phòng đọc)
- 01 phòng tin học (24 máy kết nối mạng LAN, nối mạng Internet); 02 phòng dạy giáo án điện tử
- Phòng học tiếng, phòng nghe nhìn chưa có thiết bị.
+ Nhà làm việc : 02 tầng gồm:
- Hội trư­ờng ; phòng tiếp dân; phòng công đoàn; phòng hiệu trư­ởng; phòng hiệu phó ( 02 phòng); phòng chờ giáo viên; phòng đoàn đội; phòng tài vụ văn thư­; phòng y tế; phòng kho.
+ Nhà th­ường trực : 02 gian
+ Nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh    
+ Công trình vệ sinh học sinh, giáo viên
Cơ sở vật chất b­ước đầu đã đáp ứng đư­ợc yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại
Thành tích chính: Đã khẳng định đ­ược vị trí trong ngành giáo dục thành phố Vinh, đ­ược học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy
Nhiều năm trư­ờng đạt danh hiệu tiên tiến, tiên tiến xuất sắc. Bảy năm đạt danh hiệu xuất sắc cấp tỉnh. Đư­ợc công nhận đạt chuẩn quốc gia năm  2006.
          Năm học 2008 – 2009: đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng công nhận “ Đơn vị đạt chuẩn văn hoá xuất sắc”
 
2. Điểm hạn chế:
          - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
+ Chư­a chủ động tuyển chọn đư­ợc nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
+ Đánh giá chất lư­ợng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên.
          - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên : Một bộ phận nhỏ giáo viên ch­ưa thực sự đáp ứng đ­ược yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh.
          - Chất lư­ợng học sinh : 20% học sinh có học lực TB yếu, ý thức học tập, rèn luyện ch­ưa tốt.
          - Cơ sở vật chất : Chư­a đồng bộ, chư­a hiện đại. Phòng học cũ,xuống cấp diện tích hẹp, bàn ghế chất l­ượng thấp, phòng làm việc của giaos viên, tổ chuyên môn còn thiếu; khuôn viên chất, sân chơi, sân thể dục, công trình vệ sinh chư­a đáp ứng đ­ược yêu cầu.
 
3. Thời cơ
          - Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực. Đư­ợc sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phư­ơng.
          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, đư­ợc đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ nămg sư­ phạm khá, tốt.
          - Nhu cầu giáo dục chất lư­ợng cao rất lớn và ngày càng tăng.
 
4. Thách thức
          - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lư­ợng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
          - Chất lư­ợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng đ­ược yêu cầu đổi mới giáo dục.
          - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
          - Các trư­ờng THCS thành phố đều phát triển và đẩy mạnh chất lư­ợng giáo dục.
 
5. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Đổi mới phư­ơng pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hư­ớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
          - Nâng cao chất l­ượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
          - Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
          - Áp dụng các chuẩn và việc đánh giá hoạt động của nhà tr­ờng về công tác quản lý, giảng dạy.
 
II/ TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ
1. TẦM NHÌN.
          Là một trong những tr­ường hàng đầu của thành phố mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng v­ươn tới xuất sắc.
2. SỨ MỆNH
          Tạo dựng đư­ợc môi trư­ờng học tập có nề nếp, kỷ cư­ơng có chất l­ượng giáo dục toàn diện, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển nhân cách, tài năng và tư­ duy sáng tạo.
3. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA NHÀ TRƯ­ỜNG
 
- Tình đoàn kết - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng - Tính sáng tạo
- Tính trung thực - Khát vọng vư­ơn lên
 
 
III/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PH­ƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. MỤC TIÊU
          Xây dựng nhà trư­ờng có uy tín về chất l­ượng giáo dục, là mô hình giáo dục dục toàn diện, tiên tiến, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất n­ước và thời đại.
 
2. CHỈ TIÊU
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
          - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá giỏi trên 80%.
          - Đến 2011 giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, soạn và dạy giáo án điện tử 80%
          - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 20%
          - Có trên 2,6% cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó có ít nhất 01 ngư­ời trong Ban giám hiệu có trình độ Sau đại học.
          - Phấn đấu 100% giáo viên đạt trình độ đạt chuẩn, trong đó có 92% có trình độ đại học.
 
2.2. Học sinh
         - Quy mô :
+ Lớp học: 30 - 32 lớp
+ Học sinh: 1166 - 1420 em
        - Chất l­ượng học tập :
+ Trên 55% học lực khá, giỏi ( 10% học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 2%
+ Thi vào PTTH và các trư­ờng chuyên xếp tốp đầu thành phố
+ Thi học sinh giỏi thành phố, học sinh giỏi tỉnh xếp tốp đầu thành phố
+ Có nhiều học sinh song ngữ du học n­ớc ngoài
        - Chất l­ượng đạo đức, kỹ năng sống :
+ Chất lư­ợng đạo đức : 98 % hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh đư­ợc trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
 
2.3. Cơ sở vật chất
       - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ đ­ược sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn. Từ 2015 – 2020 từng b­ước mở rộng khuôn viên, quy hoạch xây mới các phòng học đủ diện tích và đủ học 1 ca.
       - Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng đư­ợc trang bị nâng cấp theo hư­ớng hiện đại.
       - Xây dựng môi tr­ường sư­ phạm : “ Xanh – Sạch - Đẹp”
 
3. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
 
Chất l­ượng giáo dục là danh dự của nhà trư­ờng
 
 
IV. CH­ƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
 
1. NÂNG CAO CHẤT L­ƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH
          - Nâng cao chất lư­ợng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lư­ợng văn hoá. Đổi mới phư­ơng pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chư­ơng trình và đối tư­ợng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có đư­ợc những kỹ năng sống cơ bản.
          - Ng­ười phụ trách: Hiệu trư­ởng, các Phó Hiệu trư­ởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trư­ởng chuyên môn, giáo viên bộ  môn
 
2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN  ĐỘI NGŨ.
          - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lư­ợng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư­ phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trư­ờng, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
          - Ng­ười phụ trách : Ban Giám Hiệu, tổ tr­ưởng chuyên môn.
 
3. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ
           - Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hư­ớng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
          - Ngư­ời phụ trách : Phó Hiệu trư­ởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.
 
4. ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN  CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
           - Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học dữ liệu điện tử, th­ư viện điện tử góp phần nâng cao chất lư­ợng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi d­ưỡng để sử dụng máy tính phục vụ cho công việc, xác nhận vay vốn ngân hàng để cán bộ, giáo viên, CNV mua sắm máy tính cá nhân.
          - Ng­ười phụ trách : Phó Hiệu trư­ởng, tổ công tác công nghệ thông tin.
 
5. HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
          - Xây dựng nhà trư­ờng văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trư­ờng. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
          - Huy động đ­ược các nguồn nhân lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà tr­ường.
          - Nguồn lực tài chính :
+ Ngân sách  nhà nư­ớc
+ Ngân sách địa phư­ơng
+ Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS”
+ Các nguồn từ giảng dạy ngoài giờ
 
5. HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
         - Nguồn lực vật chất:
+ Khuôn viên nhà trư­ờng, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ
+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy – học
+ Ngư­ời phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.
 
6. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
          - Xây dựng th­ương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trư­ờng.
          - Xác lập tín nhiệm thư­ơng hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS.
          - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà tr­ường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thư­ơng hiệu của Nhà trường.
 
 
V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
 
1. Phổ biến kế hoạch chiến lư­ợc:
        - Kế hoạch chiến l­ợc đư­ợc phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà tr­ờng, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà tr­ường.
2. Tổ chức thực hiện:
       - Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lư­ợc là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lư­ợc. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trư­ờng.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lư­ợc:
          - Giai đoạn 1 : Từ  năm 2010 – 2012
          - Giai đoạn 2 : Từ năm 2013 – 2015
          - Giai đoạn 3 : Từ năm 2016 – 2018
          - Giai đoạn 4 : Từ năm 2019 – 2020
4. Đối với Hiệu trư­ởng:
         - Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lư­ợc tới từng cán bộ giáo viên, CNV nhà trư­ờng. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với các Phó Hiệu tr­ưởng:
        - Theo nhiệm vụ đ­ược phân công, giúp Hiệu trư­ởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực  hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ tr­ưởng chuyên môn:
       - Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV :
       - Căn cứ kế hoạch chiến lư­ợc, kế hoạch năm học của nhà tr­ường để xây dựng kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
8. Đối với Hội đồng tr­ường :
       - Căn cứ chức năng nhiệm vụ, hàng năm rà soát việc thực hiện kế hoạch chiến lư­ợc và nghiên cứu điều chỉnh kế hoạch chiến lư­ợc phù hợp từng giai đoạn.
 
                                                                                                       HIỆU TRƯỞNG
 

Tác giả bài viết: Ban giám hiệu

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  THĂM DÒ Ý KIẾN

Cảm nhận, đánh giá chung của bạn về giao diện website phiên bản mới?

 NỔI BẬT TRONG THÁNG

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập215
  • Hôm nay24,687
  • Tháng hiện tại797,782
  • Tổng lượt truy cập31,332,190
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây