Chuyện xưa kể rằng” Một sĩ tử người Nghệ trên đường đi thi ghé vào một quán ăn bên đường. Ông chỉ gọi một bát cơm, không hề có chút thức ăn nào, rồi giở trong tay nải ra một con cá gỗ được tẩm màu vàng rộm như một con cá thật. Sau đó mới nói với chủ quán rằng: bác cho tôi môt ít nước mắm để ăn với con cá rán đem theo với ạ!
Thế là ông có nước mắm để ăn cho hết bát cơm, suốt bữa cứ chấm con cá gỗ vào nước mắm rồi mút rất ngon lành y như thật vậy.
Câu chuyện rất hay và có ý nghĩa cự kì sâu sắc phải không các bạn ? Tôi biết rất nhiều người khi được nghe câu chuyện này đã có phản ứng- Ôi dào đây là truyện cười – cười thói hà tiện và mẹo vặt của người xứ Nghệ đấy mà. Quan điểm này thật đáng tiếc. Theo tôi, Với câu chuyện trên không nên chỉ hiểu một cách đơn thuần , nông cạn như thế. Kể lại câu chuyện này người xưamuốn nói đến những điều kiện khó khăn mà học trò xứ Nghệ phải đối mặt và trên hết là họ đã vượt qua được nó như thế nào để tu thân lập nghiệp, làm sáng danh quê hương xứ nghệ “ địa linh nhân kiệt” nổi tiếng bao đời.
Tôi đồng ý với một khía cạnh trong quan điểm trên đó chính là người học trò đó rất mẹo. Nhưng để gọi tên một cách chính xác hơn hiện tượng đó thì phải nói rằng thây đồ xứ nghệ rất thông minh.