Liên đội THCS Lê Lợi tổ chức đoàn học sinh xuất sắc báo công tại Kim Liên
- Thứ ba - 27/05/2014 09:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhân dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và 73 năm ngày sinh nhật Đội TNTP Hồ Chí Minh, ngày 13/5/2014 đoàn 50 học sinh xuất sắc trường THCS Lê Lợi – Thành phố Vinh dâng hương và báo công tại Kim Liên
Đúng 6h sáng xe xuất phát, đúng như lời dặn của cô TPT Đội Ngô Thị Thu Hà các bạn học sinh đã có mặt đông đủ, bạn nào cũng náo nức biểu hiện rõ trên từng khuôn mặt. Trên đường đi những đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi nhớ...
Theo kế hoạch chúng em được lên dâng hương cho bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mộ của bà được nằm trên núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy. Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi. Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc, ứng với con số 33 là tuổi đời của bà. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hiệu trưởng Võ Hoàng Ngọc, chúng em thắp nén tâm hương trước mộ bà, để mãi mãi ghi nhớ công ơn trời biển của một bà mẹ vĩ đại sinh cho đất nước, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, người mà mọi người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác sẽ mãi mãi ghi ơn !
Dưới cái nắng oi và gió lào của tháng Năm về thăm và báo công quê Bác. Hương sắc sen hồng ngào ngạt tỏa ra từ những ao bên đường. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống...
Xuống xe các bạn nhanh chóng xếp 2 hàng đi vào nhà tưởng niệm để báo cáo những thành tích xuất sắc mà thầy và trò trường THCS Lê Lợi – Thành phố Vinh đã đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với bao niềm xúc động, tự hào tiếp bước cha anh và làm theo lời Bác dặn. Những thành tích rực rỡ ấy là những bông hoa tươi thắm nhất chúng cháu kính dâng lên Bác. Trước anh linh Người, chúng cháu xin hứa với Bác sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt thành tích cao hơn, vâng lời Bác dạy, học giỏi, chăm ngoan, để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo TPT Đội, chúng em được về với làng Sen quê nội . Nơi vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, chúng em có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen.
Tuổi thơ của Bác Hồ ở đây, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại ? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương ?
Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...
Rời quê Bác làng Sen, chúng em được đi tham quan Đền Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái (huyện Nam Đàn, Nghệ An). Đến đây chúng em được nghe thầy giáo Võ Hoàng Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường kể răng: “ Sau khi ông mất, nhân dân đã xây dựng mộ tại núi Đụn Sơn, hậu cứ của nghĩa quân và là nơi ông trút hơi thở cuối cùng (nay thuộc xã Vân Diên). Đồng thời, người dân cũng lập đền thờ ông tại Vệ Sơn, trung tâm chỉ huy chiến đấu của ông thuở trước, nay thuộc khối Mai Hắc Đế (thị trấn Nam Đàn) để thờ phụng. Ghi nhớ công lao người mẹ đã có công sinh thành và dưỡng dục ông, nhân dân đã xây mộ tại núi Dẻ, xã Nam Thái. Để tưởng nhớ công đức Vua Mai Hắc Đế cùng với các tướng lĩnh của ông, ôn lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược phương Bắc và phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta chúng cháu nguyện tiếp bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , ra sức học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng với công lao đóng góp của Vua Mai Thúc Loan và các tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu; đồng thời để giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của vùng quê xứ Nghệ cũng như quảng bá, giới thiệu cụm di tích Mai Hắc Đế và tiềm năng du lịch Nam Đàn – vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Chuyến về thăm và báo côngtrên quê hương Bác, đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng. Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.
Một số hình ảnh của chuyến về thăm về thăm và báo công quê Bác tại Kim Liên
Theo kế hoạch chúng em được lên dâng hương cho bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mộ của bà được nằm trên núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy. Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi. Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc, ứng với con số 33 là tuổi đời của bà. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hiệu trưởng Võ Hoàng Ngọc, chúng em thắp nén tâm hương trước mộ bà, để mãi mãi ghi nhớ công ơn trời biển của một bà mẹ vĩ đại sinh cho đất nước, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, người mà mọi người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác sẽ mãi mãi ghi ơn !
Dưới cái nắng oi và gió lào của tháng Năm về thăm và báo công quê Bác. Hương sắc sen hồng ngào ngạt tỏa ra từ những ao bên đường. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống...
Xuống xe các bạn nhanh chóng xếp 2 hàng đi vào nhà tưởng niệm để báo cáo những thành tích xuất sắc mà thầy và trò trường THCS Lê Lợi – Thành phố Vinh đã đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với bao niềm xúc động, tự hào tiếp bước cha anh và làm theo lời Bác dặn. Những thành tích rực rỡ ấy là những bông hoa tươi thắm nhất chúng cháu kính dâng lên Bác. Trước anh linh Người, chúng cháu xin hứa với Bác sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt thành tích cao hơn, vâng lời Bác dạy, học giỏi, chăm ngoan, để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo TPT Đội, chúng em được về với làng Sen quê nội . Nơi vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, chúng em có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen.
Tuổi thơ của Bác Hồ ở đây, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại ? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương ?
Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...
Rời quê Bác làng Sen, chúng em được đi tham quan Đền Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái (huyện Nam Đàn, Nghệ An). Đến đây chúng em được nghe thầy giáo Võ Hoàng Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường kể răng: “ Sau khi ông mất, nhân dân đã xây dựng mộ tại núi Đụn Sơn, hậu cứ của nghĩa quân và là nơi ông trút hơi thở cuối cùng (nay thuộc xã Vân Diên). Đồng thời, người dân cũng lập đền thờ ông tại Vệ Sơn, trung tâm chỉ huy chiến đấu của ông thuở trước, nay thuộc khối Mai Hắc Đế (thị trấn Nam Đàn) để thờ phụng. Ghi nhớ công lao người mẹ đã có công sinh thành và dưỡng dục ông, nhân dân đã xây mộ tại núi Dẻ, xã Nam Thái. Để tưởng nhớ công đức Vua Mai Hắc Đế cùng với các tướng lĩnh của ông, ôn lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược phương Bắc và phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta chúng cháu nguyện tiếp bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , ra sức học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng với công lao đóng góp của Vua Mai Thúc Loan và các tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu; đồng thời để giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của vùng quê xứ Nghệ cũng như quảng bá, giới thiệu cụm di tích Mai Hắc Đế và tiềm năng du lịch Nam Đàn – vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Chuyến về thăm và báo côngtrên quê hương Bác, đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng. Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.
Một số hình ảnh của chuyến về thăm về thăm và báo công quê Bác tại Kim Liên
Toàn đoàn chuẩn bị lên viếng mộ bà Hoàng Thị Loan | Hoa tháng 5 mang về dâng Bác |
Thắp nén hương thỉnh anh linh của Người | Báo cáo với Bác những thành tích mà Liên đội đã làm được |
Trước nhà tưởng niệm Bác Hồ tại Kim Liên | Bên mái nhà xưa của gia đình Bác Hồ |
Lắng nghe câu chuyện về thuở ấu thơ của Người | Thăm các kỉ vật xưa đơn sơ trong nhà Bác |
Sum vầy trước sân nhà Bác | Ngát hương sen làng quê Kim Liên |
Thầy và trò thăm thành Vạn An và đền Mai Hắc Đế | Chăm chú đọc các văn bia |
Và hiểu thêm nhiều điều về một người anh hùng dân tộc | Kính cẩn thắp hương trước mộ vua Mai |
Dưới bóng cây mát mẻ trên núi Chung | Nghỉ ngơi trong tiếng thông reo rì rào |
Lên viếng mộ bà Hoàng Thị Loan | Trong rừng thông trên núi Chung | Cùng vui bữa cơm quê Nam Đàn |